THỊ THỰC DU HỌC NGHỀ ĐỨC – BỘ NGOẠI GIAO CHLB ĐỨC

Những giấy tờ cần nộp trong thủ tục xin cấp thị thực “Du học nghề tại CHLB Đức” là gì? Có những thay đổi gì? Hãy cùng VDV Group tìm hiểu nhé.

I, Số lượng hồ sơ cần nộp để xin cấp Thị thực Du học nghề Đức

      Yêu cầu: 01 bản gốc và 02 bản photo không công chứng bao gồm những giấy tờ dưới đây.

  • Soạn những giấy tờ photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Các bạn sẽ nhận lại các bản gốc sau khi xét duyệt xong hồ sơ.
  • Nộp kèm bản dịch tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ những giấy tờ bằng tiếng Anh).

II, Thứ tự sắp xếp các giấy tờ trong hồ sơ xin cấp Thị thực du học nghề Đức

  1. Tờ khai xin cấp thị thực du học nghề quốc gia (thị thực dài hạn), được khai đầy đủ và có chữ ký của người nộp đơn.
  2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học, cỡ 45mm x 35mm. Yêu cầu các bạn dán 1 ảnh vào tờ khai xin cấp thị thực và nộp 1 ảnh để rời.
  3. Hộ chiếu còn thời hạn (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu được công nhận).
  4. Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục bằng tiếng Đức.
  5. Bản viết lý giải nguyện vọng sang Đức.

Bản viết cần phải cung cấp thông tin, tại sao các bạn muốn học nghề đã chọn? Việc học nghề này phù hợp với quá trình đào tạo và nghề nghiệp từ trước đến nay của mình như thế nào?

  1. Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng nghề hoặc bằng đại học nếu có.
  2. Xác nhận về khóa học nghề dự kiến
  • Nộp hợp đồng đào tạo thực hành (bản gốc với con dấu rõ nét) với cơ sở đào tạo thực hành tại Đức có chữ ký của các bên.
  • Nếu hợp đồng đào tạo thực hành chưa có con dấu và chữ ký của trường dạy nghề: Hợp đồng đào tạo lý thuyết với trường dạy nghề hoặc chứng nhận giữ chỗ học tại trường dạy nghề hoặc xác nhận đăng ký chỗ học tại trường dạy nghề hoặc xác nhận của Phòng Công nghiệp và Thương mại tại Đức về việc hợp đồng đào tạo lý thuyết đã được khai báo và đăng ký với cơ quan này. Trường hợp phải trả học phí: Thông tin về mức học phí và hình thức trả học phí.
  1. Chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt

Khi kiểm tra khả năng đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian học nghề, Phòng Thị thực căn cứ vào mức tiền trợ cấp học nghề được lấy làm cơ sở để tính toán trên toàn liên bang. Số tiền trợ cấp được đặt ở mức 939 Euro một tháng chưa trừ phí tổn.

Trong thủ tục thị thực, mức lương ghi trong hợp đồng đào tạo thực hành sẽ được xét đến trước tiên để đánh giá khả năng đảm bảo chi phí sinh hoạt.

Nếu được bên thứ ba chu cấp chỗ ở thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt tương ứng số tiền thuê chỗ ở.  Nếu được bên thứ ba chu cấp ăn uống thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt cố định 150 Euro. Ngoài ra nếu lương không đủ thì có thể dùng tiền riêng, chẳng hạn tiền trong tài khoản phong tỏa (bạn có thể xem thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức), hoặc trong trường hợp riêng biệt có thể dùng Giấy cam kết bảo lãnh để bù đắp số tiền thiếu hụt.

  1. Chứng minh trình độ tiếng Đức, ít nhất đạt trình độ bậc B1 (hoặc bậc A2 đối với trường hợp học một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi học nghề.

Để chứng minh trình độ tiếng Đức bạn cần trình chứng chỉ ngoại ngữ do một cơ sở tổ chức thi được cấp phép theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE: Association of Language Testers in Europe) cấp. Những chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận hiện nay là:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ của Viện Goethe e.V.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ của telc GmbH.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ của Áo (ÖSD).
  • Chứng chỉ “TestDaF” của Viện TestDaF e.V. (Viện Đại học từ xa Hagen và Đại học Ruhr Bochum, chỉ kiểm tra trình độ từ bậc B2 GER).
  • Chứng chỉ ngoại ngữ ECL

Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Các bạn cần lưu ý, nếu bài thi chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì  các bạn phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.

  1. Chứng nhận có đủ bảo hiểm y tế để nhập cảnh, cho thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh mong muốn. Trường hợp học một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi học nghề phải có chứng nhận bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời gian khóa học tiếng.
  2. Trường hợp đặt biệt: học một khóa tiếng Đức trước khi học nghề: Xin lưu ý rằng kể cả khi học một khóa tiếng Đức trước khi học nghề thì khi xin thị thực cũng phải chứng minh được ít nhất có trình độ tiếng Đức bậc A2.

– Thông tin về khóa học tiếng Đức định sang học: Thời gian học, số giờ học và nếu có thể cả nội dung học, học phí, địa điểm học.

– Chứng minh đã trả tiền học phí.

Ngoài việc chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt, bạn phải chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt cho thời gian học tiếng với mức ít nhất 861 Euro một tháng.

  1. (Tùy chọn, không bắt buộc) Văn bản đồng ý trước với việc nhập cảnh của Cơ quan Lao động liên bang Đức hoặc Sở Ngoại kiều tại Đức (thủ tục tục rút gọn đối với người có trình độ chuyên môn theo điều 81a Luật Cư trú Đức).

Cơ quan đại diện CHLB Đức có quyền yêu cầu người nộp đơn trình thêm các giấy tờ khác nếu cần thiết.

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN “GIẤC MƠ ĐỨC” CÙNG VDV GROUP 

Tại VDV Group, học viên sẽ trả qua 6 bước lộ trình để chính thức thực hiện được “Giấc mơ Đức”:

Bước 1: Học tiếng Đức (Bằng B1 – từ 8 đến 10 tháng) 

Bước 2: Xin học tại một trường nghề tại Đức

Bước 3: Làm hồ sơ xin visa du học 

Bước 4: Sang Đức nhập học

Bước 5: Chương trình đào tạo kép: lý thuyết và thực hành song song trong năm 

Bước 6: Làm việc tại cơ sở nghề sau tốt nghiệp 

Tổng thời gian từ khi học tiếng Đức cho tới khi học viên có thể chính thức đi làm tại các công ty tại Đức là khoảng 4 năm (tương đương với hệ đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế tại Việt Nam).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *