KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Rất nhiều bạn còn khá hoang mang và chưa có kinh nghiệm trong việc phỏng vấn xin visa. Vì vậy hãy cùng VDV Group tìm hiểu bài viết chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn visa du học nghề Đức các bạn nhé.
1, VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Visa hay còn gọi là thị thực chính là con dấu được đóng trong hộ chiếu. Điều này có nghĩa rằng, người xin dấu visa sẽ được phép nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.
Visa du học nghề Đức là một trong những khâu quan trọng với du học sinh nói riêng. Đây là con dấu do Lãnh sự quán Đức đóng dấu hay Cục quản lý xuất nhập cảnh phê duyệt và đóng dấu. Đồng thời, cho phép người xin visa có thể tự do xuất nhập cảnh sang Đức sau khi đã đã được duyệt các giấy tờ và vượt qua cuộc phỏng vấn xin visa.
2, CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ XIN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Bên cạnh việc trang bị vốn tiếng Đức cho bản thân, xin được giấy mời nhập học, việc phỏng vấn xin visa du học nghề Đức chiếm đến 20% quyết định khả năng sang Đức của bạn. Cho nên, để hoàn thành thật tốt phần phỏng vấn của mình, bạn cần đáp ứng các điều kiện trước khi đi phỏng vấn. Đó chính là chuẩn bị các loại giấy tờ.
Hiện tại, các loại giấy tờ quan trọng để xin visa du học nghề Đức bao gồm:
- Ảnh làm hồ sơ gồm có 2 ảnh hộ chiếu, ảnh mới chụp gần nhất không quá 6 tháng;
- Hộ chiếu;
- Bộ sơ yếu lý lịch bằng tiếng Đức;
- Tờ khai xin cấp visa;
- Giấy mời nhập học;
- Bản viết tay về lý do muốn du học nghề Đức;
- Mở tài khoản và trong đó có 1 khoản tiền có sẵn để sang Đức bạn sử dụng;
- Căn cước công dân của bản thân;
- Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc trung cấp, cao đẳng, đại học (nếu có);
- Bản hợp đồng về chương trình dạy nghề sau khi kết thúc khóa học tiếng Đức.
3, KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC
- Nước Đức rất coi trọng tính kỷ luật, vì vậy bạn cần chú trọng tới việc ăn mặc khi đi phỏng vấn và thời gian hẹn phỏng vấn.
- Chú ý trả lời thật rõ ràng, mạch lạc câu hỏi mà người phỏng vấn hỏi bạn.
- Cần nhìn thẳng vào người phỏng vấn và trả lời, ngồi thẳng lưng và không múa tay múa chân trong lúc trả lời.
- Tuyệt đối không được trả lời lan man và không đúng trọng tâm.
- Nên luyện tập và tìm hiểu trước các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn để cuộc phỏng vấn chính thức sẽ diễn ra tốt đẹp và trọn vẹn hơn…
4, NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Khi tham gia phỏng vấn du học nghề tại Đức, các câu hỏi dưới đây thường được đặt ra để hiểu rõ hơn về người xin du học, mục tiêu học tập và khả năng thích ứng với môi trường học tập mới.
Hỏi về thông tin cơ bản của người nộp đơn xin visa
- Giới thiệu tên, tuổi và hiện đang học tập hoặc làm việc ở đâu.
- Có người thân ở Đức hay không?
- Mục đích sang Đức và thời gian dự định lưu trú là gì?
Hỏi về thông tin gia đình
- Giới thiệu về gia đình, tên tuổi và nghề nghiệp của bố mẹ.
- Gia đình có ai từng ra nước ngoài không và ảnh hưởng của gia đình đối với quyết định sang Đức?
Hỏi về động lực sang Đức
- Trình bày chi tiết về mục tiêu học tập và lựa chọn chương trình du học.
- Tại sao chọn Đức để học tập và không lựa chọn các nước khác?
- Tìm hiểu về trường và chuyên ngành, cách bạn biết đến trường và lý do chọn trường đó.
- Kế hoạch và mục tiêu học tập trong tương lai.
Hỏi về khả năng tài chính
– Chứng minh khả năng tài chính để duy trì cuộc sống và học tập tại Đức.
– Nếu có người bảo lãnh, giới thiệu về người đó và khả năng chi trả các chi phí phát sinh.
Lưu ý, khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, hãy luôn giữ thái độ chân thành, trung thực và tự tin. Nêu rõ ràng và cụ thể những lý do, kế hoạch và ý thức học tập của bạn để tạo ấn tượng tích cực với người phỏng vấn.
Đồng thời, bạn cũng hãy chuẩn bị sẵn tâm lý và tư duy tích cực để tương tác tốt với nhân viên lãnh sự và đạt kết quả thành công trong cuộc phỏng vấn du học nghề Đức.
5, LỘ TRÌNH DU HỌC NGHỀ ĐỨC CÙNG VDV GROUP
Bước 1: Học tiếng Đức (Bằng B1 – từ 08 đến 09 tháng)
Bước 2: Xin học tại một trường nghề tại Đức
Bước 3: Làm hồ sơ xin visa du học
Bước 4: Sang Đức nhập học
Bước 5: Chương trình đào tạo kép: lý thuyết và thực hành song song trong năm
Bước 6: Làm việc tại cơ sở nghề sau tốt nghiệp
Tổng thời gian từ khi học tiếng Đức cho tới khi học viên có thể chính thức đi làm tại các công ty tại Đức là khoảng 3 – 3,5 năm (tương đương với hệ đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế tại Việt Nam).
Fapage doanh nghiệp: Bấm vào đây
Xem thêm các tin tức khác: Bấm vào đây